Khám bệnh miễn phí và tặng quà cho người dân ở vùng núi cao
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Ngày 16.4, khu vực Nam bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ C. Có nơi đặc biệt gay gắt với mức nhiệt trên 39 độ C như: Biên Hòa (Đồng Nai) 39,2 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 39,9 độ C, Đồng Phú (Bình Phước) 40 độ C… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40 - 45%.Đề xuất phương án hỗ trợ tài chính Trường quốc tế AISVN
Đến hẹn lại lên, vừa qua rằm tháng chạp, nhóm cơm 1.000 đồng ở Q.10 (TP.HCM) lại cùng nhau quây quần gói bánh chưng tặng bệnh nhân nghèo và người khó khăn ăn tết.Trong tiếng nhạc xuân rộn ràng, mỗi người một công đoạn, người cũ hướng dẫn người mới, tiếng cười nói rôm rả cả khu hẻm nhỏ.8 năm qua, nhóm cơm 1.000 đồng đều đặn chuẩn bị những phần cơm đầy ắp kèm các phần nhu yếu phẩm phát cho bệnh nhân phải điều trị dài ngày cùng người mưu sinh bám lấy đường phố.Từ vài thành viên chủ chốt, số thành viên nhóm nay lên hơn 50 người. Những dịp gói bánh chưng, ngoài gương mặt quen thuộc, có thêm nhiều người trong xóm, sinh viên... cùng góp sức.Từ 8 giờ sáng, nhóm kê 3 chiếc bàn, bày biện lá dong xanh mướt, thịt ba rọi ướp sẵn, nếp, đậu đã ngâm... đứng chỉ nhau cách gói. Vừa làm, mọi người vừa kể nhau nghe những câu chuyện cười làm không khí càng thêm hứng khởi.Ông Đoàn Đức Tuệ (59 tuổi) - người năm nào cũng có mặt trong các buổi gói bánh chưng cho hay, ở đây, mỗi người một công việc: người lau lá, người vo gạo, người làm bánh, người cột... theo thứ tự quy trình để mỗi chiếc bánh làm ra vuông vức, đều tăm tắp."Tôi thấy nhóm cơm 1.000 đồng rất nhân văn, giúp bệnh nhân đỡ áp lực hơn với chi phí cho một số bữa ăn. Riêng ngày tết, có chiếc bánh chưng thì mọi người sẽ cảm nhận được không khí tết hơn", ông chia sẻ.Lần đầu đến gói bánh chưng, chị Đoàn Khánh Linh (26 tuổi) cùng em gái là Đoàn Ngọc Nương (22 tuổi) hào hứng đến mất ngủ. Không giống với tưởng tượng, hai chị em gái quê Lâm Đồng bị "ngộp" vì sự nhiệt huyết, thân thiện của những anh, chị, cô, chú trong nhóm.Chị Nương cười tươi nói: "Đây là lần đầu tiên được gói bánh chưng, cũng là cơ hội tốt để em có thể góp một chút xíu xìu xiu tinh thần cùng các anh chị để mang niềm vui cho các hoàn cảnh khó khăn".Nhóm cơm 1.000 đồng năm nay gói khoảng 1.000 bánh chưng trong 3 ngày: 17, 19 và 20 tháng chạp. Chi phí vật liệu mỗi bánh dao động từ 50.000 - 60.000 đồng. Người góp của, người góp công, 1.000 chiếc bánh sau khi nấu xong, ép ráo nước sẽ được nhóm gửi tận tay bệnh nhân đang điều trị tại BV Trưng Vương và người bán vé số, thu mua ve chai quanh Q.10.Theo ông Vũ Quang Thức (55 tuổi, trưởng nhóm cơm 1.000 đồng): "Làm bánh chưng 0 đồng đã thành truyền thống của nhóm. Chúng tôi nỗ lực mang niềm vui cho mọi người trong ngày xuân sắp tới, không gì hay hơn là cái bánh chưng. Khi nhắc đến bánh chưng ai cũng có nỗi niềm, nôn nao, hào hứng. Chúng tôi làm trong hẻm, ai đi qua cũng nhìn với ánh mắt trìu mến, tôi cảm thấy vui lắm, đó là sẻ chia".Là "chủ xị", bà Ngọc Mai (53 tuổi, vợ ông Thức) đã phải rục rịch chuẩn bị lá, dây lạt, nếp, đậu... từ nửa tháng trước. Đêm trước ngày tập trung, bà Mai cũng là ngâm nếp, chuẩn bị dụng cụ để mọi người bắt tay ngay vào việc từ sáng hôm sau.Việc "bao đồng", nhưng các thành viên của nhóm ai cũng hối hả chung tay mang tết ấm no, hạnh phúc đến mọi người. Có người hàng xóm thấy không khí tươi vui đã tài trợ bữa ăn trưa, ăn xế để tiếp sức; người chạy xe ngang qua tò mò dừng lại hỏi, biết ý nghĩa chương trình, gửi nhóm chút chi phí để góp thêm vài chiếc bánh chưng.
Hải Phòng: Phát lộ khẩu súng thần công triều Nguyễn tại bến Bính
Bên cạnh đó, danh sách 8 dự án nút giao thông, cầu lớn và 25 dự án tuyến đường trục chính, xuyên tâm có sự góp mặt của nhiều dự án trọng điểm như: cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu đường Nguyễn Khoái, mở rộng đường Trường Chinh, mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý... Ngoài ra, có 5 dự án bến bãi giao thông tĩnh và 4 dự án đường thủy (cảng cạn ICD, nạo vét luồng tuyến) cũng được xác định ưu tiên đầu tư từ nay đến 2030. Riêng hệ thống đường sắt đô thị sẽ được triển khai thực hiện theo đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.
Được biết, hôm nay (6.2), diễn ra buổi họp chuyên môn trước giải đấu, trong đó giải quyết sự cố không may xảy ra với đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam dự giải châu Á tại Thái Lan cho biết, ban tổ chức đã liên hệ với đoàn Việt Nam thông báo sự việc và cho biết sẽ giải quyết trong hôm nay.Được biết, các VĐV Việt Nam được mua một số loại bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...) Còn về xe đua và các dụng cụ kèm theo, theo điều lệ và quy định của ban tổ chức, việc vận chuyển, bảo quản do ban tổ chức vận hành nên ban tổ chức sẽ bồi thường khi xảy ra sự cố, thiệt hại.Ông Hoàng Quốc Vinh - Trưởng phòng Thể thao thành tích cao (Cục TDTT) cho biết trong hôm nay, ban tổ chức cùng Liên đoàn Xe đạp châu Á sẽ gặp và trao đổi về phương thức bồi thường thiệt hại cho đội tuyển xe đạp Việt Nam.Thông tin từ đội tuyển xe đạp Việt Nam cho biết, sau khi đến sân bay Bangkok, đoàn Việt Nam lên xe bus của ban tổ chức để về địa điểm thi đấu. Còn dụng cụ thi đấu, gồm xe, bánh dự phòng, giày, mũ được ban tổ chức vận chuyển bằng xe tải. Lý do vì sao xe tải bị bốc cháy cho tới giờ vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên số xe và trang thiết bị mà đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiệt hại là khá lớn. Trong đó có những VĐV thi đấu 2 nội dung nên phải mang theo 2 xe chuyên dụng để thi đấu.Xe đắt nhất có giá hơn 400 triệu đồngTheo thống kê ban đầu của ban huấn luyện, trên xe tải có toàn bộ 30 chiếc xe đạp đua chuyên dụng cùng các phụ tùng như bánh xe, mũ, giày...Được biết trong đó có những chiếc xe chuyên dụng đua cá nhân tính giờ rất đắt tiền như chiếc xe của tay đua Nguyễn Tuấn Vũ giá 400 triệu đồng, Nguyễn Thị Thu Mai có giá hơn 250 triệu đồng/chiếc. Các xe còn lại của đội tuyển, trong đó có xe của tay đua Nguyễn Thị Thật có giá cũng hơn 150 triệu đồng.Trao đổi sáng nay, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á chia sẻ: "Đại diện ban tổ chức, chủ nhà Thái Lan đã liên hệ với đoàn Việt Nam, nắm bắt thiệt hại từ vụ cháy trang thiết bị thi đấu. Phía ban tổ chức đã lấy thông tin về số lượng, kích cỡ mũ, giày của các VĐV Việt Nam. Về xe thi đấu, phía Thái Lan cũng cho biết sẵn sàng cho đội tuyển xe đạp Việt Nam mượn xe. Các thành viên Liên đoàn Xe đạp châu Á đang họp tại Thái Lan cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ xe cho các VĐV Việt Nam thi đấu".Việc ban tổ chức cho mượn xe thi đấu chỉ là giải pháp "chữa cháy" bởi theo các HLV với đặc thù môn đua xe đạp, mỗi VĐV đều trang bị cho mình chiếc xe chuyên dụng phù hợp với chiều cao, cân nặng... Việc thi đấu bằng xe mượn không thể đảm bảo tốt nhất yếu tố chuyên môn, nhất là khi đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam đang kỳ vọng cạnh tranh thành tích cao ở nhiều nội dung hệ đội tuyển lẫn đội tuyển trẻ ở giải xe đạp đường trường châu Á lần này.Nguyên nhân vụ cháy xe tải khiến toàn bộ khoảng 30 chiếc xe đạp cùng thiết bị chuyên dụng của đội tuyển xe đạp Việt Nam bên trong bị thiêu rụi hiện chưa được công bố. Được biết trên xe còn có một số thiết bị của đội tuyển xe đạp Singapore.Trước đó như Thanh Niên thông tin từ chia sẻ của HLV Mai Công Hiếu: "Ngày 5.2, sau khi đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam đến thủ đô Bangkok, chúng tôi được xe của BTC đón về Phitsanulok cách đó khoảng 350 km, là nơi diễn ra giải. Toàn bộ trang thiết bị của đội tuyển Việt Nam gồm xe đua, đồ phụ tùng được đưa lên 1 chiếc xe tải của BTC chở về Phitsanulok. Sau khoảng 7 giờ di chuyển về đến Phitsanulok, chúng tôi nhận thông tin xe chở thiết bị của đội Việt Nam gặp tai nạn trên đường bốc cháy, hư hỏng toàn bộ".
CapitaLand xây 27.000 căn hộ tại thị trường Việt Nam
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.